Sunday 6 March 2011

Vi sao tre hay khoc dem?

Số lượt xem: 1046
Gửi lúc 08:33' 10/07/2009

Vì sao trẻ hay khóc đêm?

Trẻ  nhỏ khóc đêm là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Cha mẹ nào cũng rất lo lắng trong những trường hợp như vậy, nhưng đa số đều không nhận biết được điều gì đang xảy ra với cục cưng của mình.

Trẻ  nhỏ khóc đêm là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Cha mẹ nào cũng rất lo lắng trong những trường hợp như vậy, nhưng đa số đều không nhận biết được điều gì đang xảy ra với cục cưng của mình.


Không chỉ là khóc dạ đề


Khóc dạ  đề là một trong những dấu hiệu tốt


Khóc dạ đề theo cách gọi của dân gian là hiện tượng trẻ thường khóc to vào đêm. Thời gian khóc có thể chỉ 5 phút, nhưng cũng có khi nửa tiếng và diễn ra liên tục nhiều ngày liền.


Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và lẽ thường đó là một trong những dấu hiệu tốt. Bởi theo lý giải của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội): "Khóc dạ đề chỉ xảy ra ở những trẻ phát triển bình thường, ban ngày ngoan, ăn ngủ tốt. Hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ mới sinh ra chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, sẽ hết khóc dạ đề vì qua 6 tháng tuổi nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường"


Bác sĩ Khu Thị Khánh Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên: nếu bé chỉ khóc dạ đề thì cha mẹ cần tìm cách dỗ dành bé như: bế ra ngoài nhà thay đổi không khí, thay đổi tư thế bế, vỗ về, hát ru, đong đưa nhè nhẹ, đặt trẻ ở tư thế đứng lên đầu gối của mình, thử cho trẻ tập đi…


Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài hơn hoặc trẻ có bất kỳ biểu hiện lạ nào kèm theo khóc đêm như biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý ở trẻ.


Khóc do bệnh lý  ở trẻ


Cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để bác sỹ chuẩn đoán trẻ khóc dạ đề hay khóc do bệnh lý nhằm có hướng điều trị kịp thời.


Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: "Trẻ  khóc nhiều, dai dẳng về đêm do bệnh lý thường xảy ra ở hai nhóm đối tượng. Thứ nhất, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sữa mẹ  không đủ cho nhu cầu của bé hoặc bé được nuôi trong phòng kín, không đủ ánh sáng. Nhiều bậc phụ  huynh lo sợ trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp gió, nắng sẽ ốm. Điều này hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ  bị thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương. Chứng còi xương làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. 

 
Trường hợp thứ hai là ở những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn có chứng khóc về đêm. Cơn khóc có thể kéo dài, trẻ khóc to, quằn quại, không dỗ được. "Biểu hiện này trong y học hiện đại gọi là cơn co thắt đường ruột", PGS.TS Dũng cho biết.


Vì một lý do nào  đó,, nhu động ruột của trẻ co thắt tăng mạnh (xảy ra vào những thời điểm không xác định) nhưng không đều gây nên những cơn đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do trẻ dưới một tuổi, các bộ phận của cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Một vài trường hợp có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lồng ruột, ngoài khóc nhiều trẻ còn có triệu chứng nôn, ưỡn người, đi ngoài ra máu. 

 
Các bác sỹ khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để được chuẩn đoán chính xác là khóc dạ đề hay do bệnh lý, nhằm có hướng điều trị kịp thời; tuyệt đối không được đi xem bói không tin vào những lý giải về hiện tượng trên theo tâm linh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Một số  bài thuốc dân gian chữa khóc dạ đề

Bài 1: Xác con ve sầu (thuyền thoái) từ 7-9 con, ngắt bỏ đầu, chân, thêm hai ngọn kinh giới, đểvào chén con nấu cách thủy hoặc hấp cơm lấy chút nước cho trẻ uống.  
  
Bài 2: Hoàng đằng 4g, lá tre gai 4g, gừng tươi 1 lát, bố chính sâm 4g, cam thảo 1g, sắc uống.  
  
Bài 3: Thạch xương bồ tươi 10g giã vắt lấy nước cho uống.  
  
Bài 4: Hạt bìm bìm đen 4g, tán nhỏ hòa với nước cho uống.



Hoa bim bim

  
Bài 5: Thanh đại 1-2g tán nhỏ hòa với nước cho uống.  
  
Bài 6: Xác ve sầu 1-2 con (ngắt đuôi và chân), lá bạc hà 1-2g, hai thứ nghiền nát cho vào chén con, hấp cơm lấy nước nhỏ vào miệng cho trẻ.


Bài 7: Xác ve 3g, bạc hà 1,5g, bấc đèn 1,2g, sắc uống ngày 2 lần.  
  
Bài 8: Bột trân châu 1g, sữa 15g trộn đều, chưng cách thủy, chia 2 lần uống hết, uống liền trong 3-5 ngày.  
  
Bài 9: Chu sa 0,3g, sữa 15ml, trước tiên nghiền chu sa thành bột rồi trộn với sữa uống hết, ngày 1 lần, uống liền trong 3-5 ngày.  
  
Bài 10: Mộc hương 4g, thuyền thoái 5g, xuyên sơn giáp (nướng) 3 cái, đương quy 4g, cỏ mọc bờ giếng 4g. Đổ 1 bát nước sắc còn 1/3 bát, trộn với chu sa cho uống từng thìa (riêng mộc hương chỉ mài với nước thuốc uống chứ không sắc).  

 
- Nếu trẻ khóc cả ngày lẫn đêm, dùng bài thuốc sau:  
  
Bài 11: Nhũ hương 6g, mộc dược 6g. Sắc đặc lấy nước mài với mộc hương cho uống.  
  
Bài 12: Hạt cải bẹ (la bạc tử) 10g (sao), sắc uống. 

 

Ngọc Hoàn


Bản gốc: Sức khỏe số - Vì sao trẻ hay khóc đêm?

No comments:

Post a Comment