Sunday 6 March 2011

Tre em cung bi mong du

Số lượt xem: 172
Gửi lúc 10:31' 13/07/2009

Trẻ em cũng bị mộng du

Mộng du là một bệnh hay gặp, mặc dù đến nay khoa học chưa chỉ ra được nguyên nhân xác thực. Theo một số nghiên cứu, hầu hết trẻ em đều từng trải qua ít nhất một lần mộng du trong đời, tỉ lệ bé trai mắc chứng này cao hơn bé gái.

Mộng du là một bệnh hay gặp, mặc dù đến nay khoa học chưa chỉ ra được nguyên nhân xác thực.


Theo một số nghiên cứu, hầu hết trẻ em đều từng trải qua ít nhất một lần mộng du trong đời, tỉ lệ bé trai mắc chứng này cao hơn bé gái.




Mộng du thường xuất hiện sau khi ngủ khoảng 2 giờ. Bệnh nhân tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ, thời gian kéo dài thường không quá 30 phút. Sau đó, người bệnh tiếp tục về giường ngủ tiếp, sau khi tỉnh dậy hầu như không nhớ gì về sự việc xảy ra.


Điều nguy hiểm của căn bệnh này là khi làm việc trong tình trạng ảo giác, người bị mộng du rất dễ xảy ra tai nạn như ngã cầu thang, rơi từ ban công xuống, gây tai nạn giao thông, bị chấn thương khi di chuyển đồ đạc.


Hiện khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên, có tới 40% số trẻ em bị mộng du ở một thời điểm nào đó. Trẻ ở độ tuổi 6 - 12 thường có mộng du, một số nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ 2 - 3 tuổi đã có biểu hiện. Ngoài 13 tuổi, triệu chứng mộng du ở trẻ xuất hiện thưa hơn.


Theo các nghiên cứu, mộng du là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, do một số yếu tố liên quan như mệt mỏi, lo lắng, ngủ không có giờ giấc, sử dụng thuốc an thần, ngủ khi bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở nơi lạ, ồn ào... Đối với trẻ em, một số nghiên cứu khác cho rằng đó còn là dư âm của những hoạt động quá phấn khích ban ngày.

Trẻ không chỉ là đi một cách vô thức trong phòng mà nhiều khi còn có các hành vi lạ như trèo lên cửa sổ, đi tiểu vào tủ quần áo, không phản ứng hoặc phản ứng chậm với người khác. Có trường hợp trẻ ngồi bật dậy, nhìn quanh quẩn trong phòng một lượt rồi lại ngả lưng ngủ tiếp. Mặc dù bản thân chứng mộng du không gây hại đến sức khoẻ của trẻ, nhưng nó có thể gây nguy hiểm do quá trình hoạt động của trẻ gây ra. Do đó, nếu con bạn hay bị chứng mộng du, bạn nên chú ý xây dựng các biện pháp an toàn để bảo vệ chúng.


Trước hết, phòng ngủ của trẻ nên để ở tầng 1 để trẻ không có cơ hội đi ra ban công hay trèo cầu thang khi đang mê ngủ. Ngoài ra, cha mẹ nên gắn chuông lên cửa để khi trẻ mở, tiếng chuông sẽ đánh thức cha mẹ kịp thời. Nên bố trí các vật dụng sinh hoạt trong phòng an toàn để không gây tai nạn cho bé khi mò mẫm trong đêm tối.


Khi bắt gặp con bạn đang mộng du, việc đánh thức không gây ra tổn hại nhưng không cần thiết. Cha mẹ nên nhẹ nhàng dắt hoặc bế con trở lại phòng ngủ. Nếu trẻ đang ở khu vực nguy hiểm như trèo lên mái nhà, đánh đu ở khung cửa sổ, hãy để trẻ trở lại mặt đất an toàn rồi mới đánh thức trẻ dậy. Sự cuống quýt của cha mẹ có thể khiến trẻ tỉnh giấc giữa chừng, trẻ sẽ hoảng sợ và có thể gây ra tai nạn.


Để trẻ ngủ ngon giấc, cha mẹ nên giúp trẻ có môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh làm trẻ bị mệt mỏi, lo lắng, cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thông thường, chứng này sẽ biến mất khi trẻ bước vào tuổi teen, bố mẹ không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu trẻ thường xuyên bị mộng du thì nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa để được tư vấn và khắc phục. 


Theo Gia đình và xã hội


Bản gốc: Sức khỏe số - Trẻ em cũng bị mộng du

No comments:

Post a Comment