Monday 7 March 2011

De tre khong mac rom say

Số lượt xem: 477
Gửi lúc 15:29' 25/06/2009

Để trẻ không mắc rôm sảy

Trẻ em thường xuyên bị rôm sảy trong những ngày hè oi bức. Nó không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm trẻ rất khó chịu và nếu không giữ vệ sinh da tốt, được điều trị kịp thời thì có thể bị nhiễm khuẩn, sinh ra mụn nhọt nặng.
Trẻ em thường xuyên bị rôm sảy trong những ngày hè oi bức. không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm trẻ rất khó chịu và nếu không giữ vệ sinh da tốt, được điều trị kịp thời thì có thể bị nhiễm khuẩn, sinh ra mụn nhọt nặng.

Mụn rôm sảy nhiễm trùng


Vì sao trẻ bị rôm sảy?


Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rôm sảy là do thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, chúng mọc thành từng đám. Vị trí của những nốt sẩn lấm tấm này có thể ở khắp nơi trên cơ thể, ở lỗ chân lông, có thể là ở quanh cổ, ngực, lưng, trán, đùi... Thời tiết càng nóng bức thì bệnh càng rầm rộ. Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.


Với những ngày thời tiết mát mẻ, những nốt sẩn nhỏ lấm tấm ấy sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm). Các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý đến điều này.

 

Điều trị rôm sảy



Hàng ngày bé phải được tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Với trường hợp rôm sảy nhẹ (da trẻ xuất hiện các mảng sần đỏ) thì việc đầu tiên là nhanh chóng làm thoáng mát phần da này.


Nếu da trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như các nốt rôm to khác thường, chứa nhiều mủ trắng, xuất hiện các mụn nhọt... cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho trẻ:


- Nếu chỉ có 1 - 2 nhọt bắt đầu mọc, dùng cồn iod chấm vào đúng chỗ nhọt hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Khi nhọt bắt đầu mềm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích mủ.


- Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.


Tạm biệt rôm sảy 


Để phòng bệnh cho trẻ em thì không nên để cơ thể bé bị tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, đi ra ngoài nên đội mũ, nón và không nên ra ngoài khi trời nắng nóng. Cho trẻ em sống trong môi trường rộng rãi, mặc quần áo thoáng mát, làm bằng cotton thấm hút mồ hôi tốt, không nên dùng tã giấy (bỉm) cho trẻ trong mùa hè. Hằng ngày trẻ phải được tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên cho trẻ ăn nhiều vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước.


Lá dâu tằm


    Bài thuốc dân gian điều trị rôm sảy 

    1. Dùng gừng tươi:  
     
    - Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.  
     
    - Lấy một mẩu gừng, cỡ ngón tay, giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với trẻ nhỏ, rôm sảy mọc dày đặc, tắm liên tục 3-4 ngày, đã thấy kết quả. Tuy nhiên chớ nên sắc quá đặc. Để tránh trẻ bị dị ứng, lần đầu chỉ nên dùng ít gừng, sau đó sẽ tăng dần liều lượng. 
     
    2. Dùng lá dâu tằm: 
     
    Hái lá dâu tằm, khoảng 200g, cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Thông thường, tắm liên tục 3-5 ngày là rôm hết mọc.   
     
    3. Dùng lá bọ mẩy: 
     
    - Uống trong: Dùng lá bọ mẩy tươi 50g (trẻ nhỏ giảm bớt liều), sắc 2 lần, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày. 
     
    - Bôi ngoài: Dùng lá bọ mẩy tươi  70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước thuốc  xát  rửa chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần. 
     
    (Cây bọ mẩy còn có tên là "bọ nẹt", "đại thanh", "đắng cay", "mẩy kỳ cáy", "thanh thảo tâm", "lộ biên thanh",...).

 
 

Ngọc Hoàn


Bản gốc: Sức khỏe số - Để trẻ không mắc rôm sảy

No comments:

Post a Comment