Friday 4 March 2011

Tuoi day thi kho bao

Số lượt xem: 163
Gửi lúc 09:49' 30/10/2009

Tuổi dậy thì khó bảo

Tuổi dậy thì được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Do đó, tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này có nhiều biến động, chưa ổn định. Các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng, và không biết mình phải xử trí như thế nào?
Tuổi dậy thì được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Do đó, tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này có nhiều biến động, chưa ổn định, đôi khi khiến người lớn thật khó chịu.

Ai cũng ngạc nhiên khi thấy anh Toàn (trưởng phòng kế hoạch một công ty xây dựng Hà Nội) bán căn nhà 4 tầng giữa trung tâm Thủ đô để chuyển về căn hộ chung cư tại khu đô thị mới. Anh bảo: "Rất tiếc phải bán nhà, nhưng bắt buộc phải thế mới hy vọng cải thiện được mối quan hệ với con cái".

Anh Toàn có hai con đang ở tuổi dậy thì, anh cho biết: "Đi học thì thôi, về đến nhà là mỗi đứa chui ngay vào phòng riêng của mình và khóa trái cửa lại. Chúng làm gì trong đó chỉ có trời mới biết. Bố mẹ muốn vào phòng con phải gõ cửa, chúng đồng ý mới được vào.

Đến giờ cơm phải gọi khản cổ chúng mới miễn cưỡng "thò" mặt ra ăn rồi lại nhanh nhanh chóng chóng "tót" lên phòng. Bố mẹ hỏi gì cũng trả lời cụt lủn. Nhiều hôm bực không chịu nổi, có mỗi buổi tối để bố mẹ con cái sum vầy, hỏi han chuyện học hành, trường lớp. Vậy mà chúng đáp lời còn khó, nói gì đến coi trọng bố mẹ, gia đình. Lúc nào cũng chỉ bạn bè và máy tính. Tôi muốn chuyển sang chung cư để cả gia đình sinh hoạt trên một mặt bằng, cha mẹ con cái có điều kiện trò chuyện thường xuyên...".

Cách của anh Toàn cũng là giải pháp mà nhiều bậc cha mẹ nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu cha mẹ và con cái chỉ hàng ngày giáp mặt nhau thì chưa đủ, cha mẹ còn cần phải thực sự có kiến thức và hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, về đời sống tinh thần và những vấn đề của giới trẻ thời nay thì mới có thể giáo dục con một cách hiệu quả.

Tuổi dậy thì được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Do đó, tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này có nhiều biến động, chưa ổn định, đôi khi khiến người lớn thật khó chịu.

Tuổi dậy thì được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn.

Ở lứa tuổi này, hành vi của các em phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với cha mẹ. Nếu bị cha mẹ đối xử bàng quan, xa cách, trẻ dễ mắc các hành vi "lệch chuẩn" hơn là những em được cha mẹ đối xử bình đẳng, tin tưởng. Khi được yêu thương, đùm bọc, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ tâm tư tình cảm với cha mẹ. Do đó, cha mẹ sẽ sớm biết được những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc trong hành vi của con để kịp thời uốn nắn.

Khi con cái ở tuổi dậy thì, cha mẹ phải cố gắng nhiều hơn để hiểu con, đừng la hét, mắng mỏ mà hãy thông cảm với chúng. Ở tuổi 11 đến 12, đặc biệt là 15 đến 16, sự khao khát thể hiện "cái tôi" rất mạnh mẽ, các em muốn suy nghĩ và hành xử theo cách riêng của mình, không phụ thuộc vào người lớn.

Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc, cứng nhắc hoặc thờ ơ, bỏ mặc, trẻ sẽ không có cơ hội bộc lộ "cái tôi" và cảm thấy cô độc trong chính ngôi nhà của mình.

Điều quan trọng để cha mẹ có thể gần gũi và hiểu con cái là phải luôn hết sức cởi mở, vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe (nhưng không có nghĩa là làm theo tất cả yêu cầu của con). Khi có điều không vừa ý, hãy đợi lúc trẻ bình tĩnh hoặc vui vẻ thì nhẹ nhàng khuyên bảo.

Trần Tuấn Anh (27 tuổi, nhân viên makerting công ty Q&G Hà Nội ), người đã trải qua tuổi dậy thì rất khó khăn, chia sẻ: "Lúc đó, tôi chỉ muốn tham gia những trò mang tính tập thể như đi quán uống nước, chơi đá bóng, đi phượt, tán phét với bạn bè... Tôi không thích ai quấy rầy hoặc phê phán mình. Giá khi đó người lớn tôn trọng, để mặc tôi, đừng hỏi nhiều và cũng đừng ngăn cản tôi đi với bạn bè (tôi biết các giới hạn), đừng xa lánh, nói xấu, chửi bới đánh đập tôi thì chắc chắn tôi không bị những tổn thương tinh thần mà đến tận bây giờ vẫn chưa bình phục được".

Bản gốc: Sức khỏe số - Tuổi dậy thì khó bảo

No comments:

Post a Comment