Friday 4 March 2011

Tre uong khang sinh kem men tieu hoa co nen khong?

Số lượt xem: 439
Gửi lúc 10:11' 29/10/2009

Trẻ uống kháng sinh kèm men tiêu hóa có nên không?

Vừa rồi, con tôi bị viêm đường hô hấp trên phải uống kháng sinh. Khi uống kháng sinh cháu đi ngoài phân lỏng. Tôi đã mua men tiêu hóa về cho cháu uống thêm. Nhưng khi kể với người bạn thì bạn tôi giãy nảy lên bảo cậu không được cho con uống men tiêu hóa với kháng sinh. Xin giải thích cho tôi rõ khi nào thì uống men tiêu hóa, có uống kèm với kháng sinh được không?  Nguyễn Thị Lê (Hà Nam)  

Vừa rồi, con tôi bị viêm đường hô hấp trên phải uống kháng sinh. Khi uống kháng sinh cháu đi ngoài phân lỏng. Tôi đã mua men tiêu hóa về cho cháu uống thêm. Nhưng khi kể với người bạn thì bạn tôi giãy nảy lên bảo cậu không được cho con uống men tiêu hóa với kháng sinh. Xin giải thích cho tôi rõ khi nào thì uống men tiêu hóa, có uống kèm với kháng sinh được không?  Nguyễn Thị Lê (Hà Nam)
 
Trả lời:

Như bạn viết trong thư, do uống thuốc kháng sinh kháng sinhnên cháu bị đi ngoài phân lỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thuốc kháng sinh, ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn vi khuẩn gây bệnh thì cũng tiêu diệt luôn một số vi khuẩn có ích trong đường ruột làm cho cháu bé sau khi uống thuốc KS đã bị tiêu chảy. Do đó, sau khi dùng một đợt thuốc KS để chống nhiễm khuẩn, các thầy thuốc thường kê cho người bệnh một số loại thuốc thuộc nhóm chế phẩm vi sinh nhằm bổ sung vi khuẩn có lợi, lập lại cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột.

Vấn đề là phải dùng như thế nào cho hợp lý?
 
 Trước hết, cần phân biệt một số loại thuốc mà ta hay gọi là men tiêu hoá. Cách gọi men tiêu hóa nhiều khi chưa được chuẩn xác đối với một số chế phẩm bổ sung vi sinh vật vào ống tiêu hoá qua đường uống. Men tiêu hoá trong đường ruột là một loại men sinh học (enzym) do cơ thể con người sản sinh ra có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa các chất đạm, chất béo trong thức ăn. Men tiêu hoá thực ra là những chất được sản sinh tại các tuyến rồi đổ vào dạ dày, ruột, giúp biến đổi thức ăn thành nhũ tương để cho mao ruột hấp thụ vào máu, nuôi dưỡng cơ thể.

Mỗi tuyến có vai trò chức năng riêng. Tuyến nước bọt tiết men giúp tiêu hóa tinh bột như mantase, amilase. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa protid. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa lipid. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Việc thiếu các men trên sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu. Các chất glucid, protid, lipid nếu không được hấp thụ sẽ bị khuẩn ruột làm cho lên men, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài phân sống (còn gọi là hội chứng kém hấp thu).

Chỉ nên sử dụng men tiêu hóa khi cơ thể thiếu men này thực sự, do khả năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa bị kém đi. Đó là khi trẻ bị suy dinh dưỡng, bị những bệnh bẩm sinh về ruột, tụy, dạ dày, bị teo mật, suy gan... hoặc sau khi được phẫu thuật các bộ phận trên. Tuy nhiên, việc sử dụng loại men nào, số lượng, liều lượng và thời gian ra sao đều phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể.

Còn các loại như colesubtyl, antibio, probio... mà người dân quen gọi là men tiêu hoá (probiotic) và tự mua về dùng khi trẻ đi ngoài phân sống, tiêu chảy... thực ra là những chế phẩm được làm từ vi khuẩn hoặc nấm. Nếu từ vi khuẩn thì gọi là lactobacillus, còn từ nấm thì gọi là saccharomyces boulardic. Có loại có một loại vi khuẩn hoặc nấm, có loại chứa nhiều vi khuẩnphối hợp.

Trong ống tiêu hóa có 3 nhóm vi khuẩn chính: loại có hại (trực tiếp gây bệnh), loại cơ hội (chờ yếu tố phối hợp để gây bệnh) và vi khuẩn có lợi, đóng vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa. Nếu kết hợp uống cùng lúc các chế phẩm vi sinh và thuốc kháng sinh, đồng thời với việc các vi khuẩn có lợi có trong cơ thể bị tiêu diệt, các vi sinh vật có trong các chế phẩm cũng bị tiêu diệt. Vì vậy, không nên uống cùng lúc thuốc KS và các chế phẩm có chứa vi sinh vật nói trên.

Ưu, nhược điểm của một số chế phẩm vi sinh:

Biolacty, L-bio, Subtyl: tốt nhưng không thể dùng chung với kháng sinh, không dùng chung với thuốc chống nấm, không dùng chung với rượu và cũng không dùng với nước quá nóng hay quá lạnh.

Antibio: cũng thuộc dạng vi khuẩn sống, có tiến bộ hơn là có thể tồn tại với hơn 40 loại kháng sinh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, rượu và thuốc chống nấm.

+ Lactéol fort: là vi khuẩn đông khô đã chết nên không chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên. Khi vào ruột, nó sẽ giải phóng endotoxin, thực hiện hai vai trò đã nói ở trên là giúp cho quá trình chuyển hóa thức ăn và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nhưng chế phẩm này chứa các vi khuẩn đã chết nên chúng không thể sinh sản được.     

Theo ThS. Lê Quỳnh Nga/http://giadinh.net.vn/home/20091027103411566p0c1016/tre-uong-khang-sinh-kem -men-tieu-hoa-co-nen-khong.htm


Bản gốc: Sức khỏe số - Trẻ uống kháng sinh kèm men tiêu hóa có nên không?

No comments:

Post a Comment