Saturday 5 March 2011

Tre ngu chung giuong voi bo me, loi bat cap hai

Số lượt xem: 300
Gửi lúc 14:33' 24/07/2009

Trẻ ngủ chung giường với bố mẹ, lợi bất cập hại

"Bố ơi, bố đang làm gì đấy?". Câu nói của cô con gái 5 tuổi khiến anh Hà giật mình và nằm thu lu không nhúc nhích. Mặc dù đã phải dỗ dành và đợi cho con bé ngủ say, nhưng vợ chồng anh Hà vẫn thường xuyên "vấp" phải những tình huống không mong muốn như thế khi cả nhà đều ngủ chung trên 1 cái giường.
"Bố ơi, bố đang làm gì đấy?". Câu nói của cô con gái 5 tuổi khiến anh Hà giật mình và nằm thu lu không nhúc nhích. Mặc dù đã phải dỗ dành và đợi cho con bé ngủ say, nhưng vợ chồng anh Hà vẫn thường xuyên "vấp" phải những tình huống không mong muốn như thế khi cả nhà đều ngủ chung trên 1 cái giường.

Đó là chỉ một trong muôn vàn câu chuyện của những gia đình, vì rất nhiều điều kiện mà không thể "thu xếp" cho con có phòng riêng, hay ngủ riêng...

Những đứa trẻ ngủ tỉnh...






Gia đình chị Linh sống ở một phố trong khu phố cổ. Mọi sinh hoạt của gia đình 4 người nhà chị đều gói gọn trong vỏn vẹn 8m2. Vì thế, nhiều bất tiện đã nảy sinh khi cậu con trai đã lớn mà vẫn phải nằm chung giường với bố mẹ, vốn rất "thính ngủ". Chỉ một tiếng động nhẹ cũng làm cậu bé tỉnh giấc, kèm theo đó là hàng loạt những câu hỏi "hóc búa" khiến bố mẹ không thể giải thích.

Chị Thanh ở Cầu Giấy thì dở khóc dở cười, chỉ vì nghĩ cô con gái mới lên ba chưa biết gì nên để ngủ chung. Chẳng hay, có những đêm con "giả vờ ngủ", để sáng hôm sau chị phải đánh "bài lảng" khi con bé cứ boa boa với bà nội về những cái nó đã "trót thấy". Thậm chí, bé còn đòi bắt chước hành động của bố mẹ. Cũng chỉ vì nghĩ con còn nhỏ không yên tâm để nó ngủ một mình, lỡ có chuyện gì không xoay sở kịp mà chị đã phải nhiều phen đỏ mặt.

Cậu con trai lên 5 tuổi của chị Phương đã từng bị cô giáo phản ảnh lại, bé hay chạy tới vồ đầu các bạn gái và "kiss". Cảm giác của một người mẹ cho chị thấy rằng có lẽ cậu con trai chị đã bị ảnh hưởng bởi những gì nó thấy trong đêm sau suốt mấy năm trời ngủ chung giường với anh chị. Nhà chị rộng, nhưng thương con ngủ hay giật mình, không đành lòng cho bé nằm riêng nên chị cứ tặc lưỡi làm ngơ. Chị không ngờ rằng cái tặc lưỡi ấy đã khiến cậu bé phải chịu một nỗi ám ảnh không giải thích nổi.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi, giảng viên Trường Đại học sư phạm (chuyên gia tư vấn chuyên mục "Cửa sổ tình yêu" của Đài Tiếng nói Việt Nam) cho rằng, những trường hợp như vậy bé không hiểu được đó là chuyện gì và hay có những hành động "phỏng theo".

Có thể thấy nhãn tiền rằng, khi để con cái ngủ chung giường với bố mẹ, giấc ngủ của các em không được yên bình, không gian của các em vô hình chung bị "người lớn hóa" và việc phải tự mày mò tìm hiểu, cộng với bản năng tính dục sẵn có trong người có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài không thể lường trước được.

Việc buộc phải chứng kiến cảnh bố mẹ âu yếm còn khiến trẻ con hoang mang và gây tò mò. Trẻ không hiểu cha mẹ mình đang làm gì và tại sao lại bí mật đến vậy. Chúng tự loay hoay tìm lời giải đáp không dễ dàng vì người lớn thường né tránh nói với con cái về chuyện này. Điều đó không thể triệt tiêu được sự tò mò của các em. Chúng sẽ tìm sự giải thích ở các phương tiện khác một cách thiếu chọn lọc, rất có hại với tình trạng chưa trưởng thành đầy đủ về thể chất và tinh thần của trẻ.

...Và nỗi khổ của sự "mất tự do"

"Con nằm giữa cơ", mỗi khi giật mình dậy con trai chị Linh đều nằng nặc đòi như vậy dù có được bố mẹ dỗ dành thế nào. Chẳng ít lần anh chị đành ngậm ngùi "bỏ cuộc" vì lỡ bị con thức giấc không đúng lúc.





Anh Thành, làm nghề kinh doanh thường hay phải tiếp khách. Khi có rượu anh muốn "yêu" vợ nồng cháy hơn nhưng luôn phải kìm chế để giữ cho cậu con trai lên ba tuổi ngủ cùng giường không bị thức giấc. "Cẩn thận, khẽ khàng và mau chóng kẻo con dậy", dường như là quy định vợ chồng anh đặt ngầm cho nhau, nên rất hiếm hoi những lần anh chị được tự nhiên và thoải mái trong chuyện chăn gối.

Không chỉ có anh Thành và chị Linh cảm thấy bất tiện. Hầu hết các cặp vợ chồng có thói quen cho con ngủ chung đều nói rằng họ phải hết sức cẩn thận khi "yêu". Sự cẩn thận trong trường hợp này đã khiến họ giảm hứng thú chăn gối.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi, nếu vợ chồng thường phải kìm chế nói với nhau những lời lẽ âu yếm, hoặc những biểu hiện cảm xúc khi "yêu"… sẽ tạo thói quen lười nhác trong quan hệ. Việc không hòa hợp trong chuyện chăn gối sẽ ngấm ngầm dẫn đến những mâu thuẫn khác mà các cặp vợ chồng không lường trước được.

Chị Nga, một kế toán trưởng thành đạt đang độ tuổi 32 viên mãn của người phụ nữ nhưng dường như đã trở nên lãnh cảm với chuyện chăn gối. Chị ngần ngại cho biết: "Con bé nhà mình rất nhạy cảm nên vợ chồng mình hạn chế tối đa 'việc ấy' vì cháu tỉnh. Nhiều năm thành quen, giờ mình không còn cảm thấy thiết tha lắm. Chồng mình cũng không nồng nàn như ngày mới lấy nhau nữa".

Cũng có gia đình đã từng rơi vào tình trạng khốn đốn như vậy, nhưng họ đã cố gắng thoát ra để tự tìm lại hạnh phúc cho mình.

Vợ chồng anh Hà vui vẻ ngồi bên cô con gái ngày nào mới 5 tuổi còn hay bất chợt hỏi anh "câu hỏi khó", giờ đây đã chuẩn bị vào cấp ba. Gần chục năm phấn đấu giờ anh chị đã mua được ngôi nhà ở khu Mỹ Đình, tuy không rộng nhưng cũng có phòng riêng cho con.

"Cậu con thứ hai của tôi mới 6 tuổi, nhưng từ khi lo được chỗ ngủ riêng cho con, vợ chồng tôi không còn phải trong cảnh "phấp phỏng", "lo lắng" nữa. Tình cảm vợ chồng cũng mặn mà hơn." – vợ anh Hà cười nhìn chồng đầy âu yếm.


Theo TTXVN

Bản gốc: Sức khỏe số - Trẻ ngủ chung giường với bố mẹ, lợi bất cập hại

No comments:

Post a Comment