Sunday 6 March 2011

Nhung di tat "kho noi" cua tre nam

Số lượt xem: 230
Gửi lúc 12:33' 13/07/2009

Những dị tật "khó nói" của trẻ nam

Những bất thường cơ quan sinh dục thường gặp ở trẻ nam bao gồm: lỗ tiểu đóng thấp, hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc, giãn tĩnh mạch tinh. Hầu hết đều cần phải can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh dị tật.

Những bất thường cơ quan sinh dục thường gặp ở trẻ nam bao gồm: lỗ tiểu đóng thấp, hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc, giãn tĩnh mạch tinh. Hầu hết đều cần phải can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh dị tật.


Ngày 11/7/2009, các bác sĩ khoa Nam học - BV Bình Dân đã tổ chức một buổi trò chuyện với bệnh nhân về sức khỏe nam giới với chủ đề "Sức khỏe nam giới cho trẻ  từ 15 tuổi trở xuống."




Lỗ tiểu thấp


1/300 - 1/500 trẻ sơ sinh thường mắc bệnh này. Lỗ tiểu mở ra ở bụng dương vật. Vị trí lỗ tiểu có thể nằm bất cứ ở vị trí nào từ quy đầu đến sát hậu môn, dương vật cong do thiếu bao quy đầu ở mặt bụng


Thời điểm phẫu thuật tốt nhất cho bé là lúc 6 tháng tuổi. Thời gian bé phải nằm lại bệnh viện nhiều nhất là 10 ngày.


Cha mẹ cần phải theo dõi bé vào những ngày đầu đời để phát hiện dị tật này. Vì đôi khi, dị tật này đi liền với nhiều bệnh lý khác như: tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, thận lạc chỗ, niệu quản đôi...


Hẹp bao quy đầu thật sự



Hỏi: Lúc 5 tuổi, con tôi đã từng đến bệnh viện để nong bao quy đầu một lần. Năm nay con tôi đã 12 tuổi, nhưng bao da quy đầu mới tuột xuống một chút. Tuy nhiên, cháu vẫn không cảm thấy đau đớn khi đi tiểu. Con tôi có cần phải đi nong lại hay cần phẫu thuật để điều trị?

Trả lời: Nong bao quy đầu có thể làm tổn thương niêm mạc, để lại sẹo ở quy đầu, và gây hẹp bao quy đầu thứ phát. Thậm chí, nong khiến trẻ rất đau, và ám ảnh tâm lý cho đến những năm tháng sau này.

Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi hẹp bao quy đầu rõ ràng, vòng xơ thắt nghiêm trọng, bao quy đầu dài nhưng bị nhiễm trùng nhiều lần, theo yêu cầu của cha mẹ bệnh nhi vì lý do phong tục, tôn giáo.

Với các trường hợp bao quy đầu dài, cha mẹ có thể rửa bao quy đầu cho bé khoảng 2 lần/ngày. Với trẻ lớn 4 - 5 tuổi, dính bao quy đầu sinh lý, cha mẹ có thể dùng thuốc kem bôi, 2 lần trong một ngày, suốt 6 tuần liên tục, bao quy đầu sẽ tự động tụt ra khỏi quy đầu. 


Ở trẻ sơ sinh, về mặt sinh lý, da và tuyến quy đầu dính một cách sinh học. Đến 1 - 3 tuổi, dương vật phát triển, chỉ có 1% phát triển thành hẹp bao quy đầu do vòng xơ thắt.


Hẹp bao quy đầu gây tiểu khó, làm phồng bao quy đầu khi trẻ đi tiểu, bao quy đầu viêm tấy đỏ, tạo thành kén bã màu trắng đục ở dưới bao quy đầu.


Tinh hoàn ẩn


Tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trên đường đi của tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống bìu. Tần suất xuất hiện bệnh là 3,4% ở trẻ sinh đủ tháng. Nhưng ở trẻ sinh thiếu tháng, tỷ lệ này là 30%.


Tinh hoàn ẩn thường xảy ra một bên với tỷ lệ 68%, hai bên là 32%.


Phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu là một phẫu thuật cần thiết, vì tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản, ung thư hóa.... Thời gian điều trị tốt nhất là lúc trẻ trên 1 tuổi.


Hỏi: Nếu bao quy đầu hẹp, con tôi có bắt buộc phải cắt không?

Trả lời: Nếu bao quy đầu hẹp thật sự, bác sĩ sẽ gây mê sau đó cắt xẻ rộng, bé có thể về trong ngày.

Nhưng đó là những trường hợp bắt đắc dĩ. Tạo hóa sinh ra, da quy đầu là một bộ phận không thể thiếu được. Trong trường hợp không may, do tai nạn, bé bị tổn thương niệu đạo, da quy đầu là cơ quan quý nhất để tạo hình lại niệu đạo.


Thoát vị bẹn


Biểu hiện của bệnh là khối tròn xuất hiện vùng bẹn di chuyển xuống bìu khi trẻ ho, khóc, rặn. Dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc sau đó vài tuần. Trong 10 trẻ sinh non, đến 3 trẻ mắc dị tật này.


Nguyên nhân do sự biệt hóa cơ quan sinh dục nam trong bào thai không hoàn toàn, khiến còn tồn tại một bộ phận gọi là ống phúc tinh mạc. Ống này sẽ được cột lại khi phẫu thuật.




Tràn dịch tinh mạc


Cũng do tồn tại ống phúc tinh mạc. Biểu hiện của bệnh là bìu to, chứa nước, và bìu nhỏ lại sau khi trẻ ngủ lâu vì dịch chảy ngược vào ổ bụng. Khuynh hướng của bệnh này sẽ tự khỏi từ 12 - 18 tháng tuổi đầu tiên. Khi trẻ lên 2 tuổi, căn bệnh này không thể tự khỏi nếu không can thiệp.


Hỏi: Vùi dương vật có phải là một dị tật bộ phận sinh dục không?

Trả lời: Một đứa bé sinh ra đời, bàn tay có 6 ngón, nếu không cắt bỏ, thì bàn tay người lớn khi đứa bé trưởng thành vẫn có 6 ngón tay. Nhưng, vùi dương vật hầu như không được đề cập trong y văn các bệnh nam khoa ở người lớn. Chúng tôi gặp nhiều trường hợp, người lớn đến khám vì bộ phận sinh dục quá nhỏ chứ không phải do vùi.

Phần lớn các bậc cha mẹ lo ngại đến khả năng sinh sản sau này của con. Tuy nhiên, vùi dương vật chủ yếu chỉ do lớp cơ và lớp mỡ quá dày.


Giãn tĩnh mạch tinh


Trên 16% những trẻ từ 10 - 19 tuổi hay gặp bệnh giãn tĩnh mạch tinh.


Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân do gia tăng áp lực của tĩnh mạch thận trái, sự thông thường của tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch có bất thường.


Bệnh có thể làm giảm khả năng sinh tinh trùng, teo tinh hoàn, đau bìu kéo dài.


Theo Khoa học và đời sống


Bản gốc: Sức khỏe số - Những dị tật "khó nói" của trẻ nam

No comments:

Post a Comment