Tuesday 8 March 2011

Ho tro cai thuoc la

Số lượt xem: 426
Gửi lúc 10:29' 30/05/2009

Hỗ trợ cai thuốc lá

Có người vẫn tiếp tục hút thuốc dù biết được là mình đã có vấn đề về tâm thần hay thể chất do thuốc lá gây ra và đang làm nặng thêm

Có người vẫn tiếp tục hút thuốc dù biết được là mình đã có vấn đề về tâm thần hay thể chất do thuốc lá gây ra và đang làm nặng thêm


Đa số người hút thuốc lá đều đã thử cai và muốn cai. Khảo sát đặc điểm hút thuốc lá của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đến khám tại đơn vị chăm sóc hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, có đến 89% bệnh nhân đã từng tự cai thuốc lá theo nghiên cứu và 91% bệnh nhân có ý muốn cai thuốc lá mạnh mẽ. Tuy nhiên, nghiên cứu khảo sát tình hình hút thuốc lá tại VN cho thấy chỉ có 15% bệnh nhân hút thuốc lá được bác sĩ khuyên bỏ

hút thuốc. Tỉ lệ ấy ở Hoa Kỳ là 61%.



Bệnh nhân được làm hô hấp ký để bác sĩ đánh giá đường thở trước khi tư vấn cai thuốc lá.



Tìm đỉnh cao nicotin


Tại VN, nam giới hút thuốc  chiếm 56,l%, phụ nữ l,8%. Tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá tại VN hiện nay đang có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Nicotin có trong thuốc lá là một chất hướng tâm thần nhưng khả năng dễ bị lệ thuộc hay không còn ở bản thân người hút thuốc và yếu tố đặc thù của từng nền văn hóa, kinh tế, xã hội.


Nicotin trong điếu thuốc lá khi hít vào sẽ thấm qua mạch máu phổi vào máu tuần hoàn, 7 giây sau sẽ lên đến trung tâm "thưởng" ở não và gây ra các hiệu quả như: tăng cường sự chuẩn xác, độ tập trung, khả năng hoạt động trí óc, gây cảm giác sảng khoái, yêu đời, hưng phấn, giảm lo âu, tăng chuyển hóa cơ bản nên giảm cân nặng.Người được xác định lệ thuộc thuốc lá có ít nhất 3 tiêu chuẩn xuất hiện trong cùng một thời gian trong vòng một năm là: ham muốn hút thuốc lá dữ dội, không cưỡng được việc hút thuốc lá, khi ngưng hút thuốc lá bị xuất hiện hội chứng cai lệ thuộc thuốc, số lượng thuốc hút mỗi ngày một nhiều hơn.


Đặc biệt họ giảm dần các ham muốn đối với các thú vui khác, phải mất nhiều thời gian để hút thuốc lá và tìm mua thuốc lá, đồng thời vẫn tiếp tục hút ngay cả khi bị các tác hại do thuốc lá gây ra. Có trường hợp cần dung nạp thuốc lá, thể hiện bằng một trong các triệu chứng như cần hút nhiều hơn trước để đạt được cùng độ "phê" như trước hay vẫn hút cùng một lượng như cũ, độ "phê" sẽ giảm đi.

Khó cai thuốc lá bằng ý muốn


Cai thuốc lá không dễ dàng chút nào, chỉ hiểu biết về tác hại của thuốc lá thôi chưa đủ giúp người hút từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá không phải chỉ là một hành vi đơn giản mà chỉ dùng ý muốn là có thể từ bỏ được dễ dàng. Khi nồng độ nicotin giảm xuống, ở người hút sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai thuốc rất khó chịu như thèm thuốc, mất ngủ, buồn bã hay hưng phấn quá mức, lo âu, thèm ăn, ăn nhiều, tăng cân.


Có người vẫn tiếp tục hút dù biết được là mình đã có các vấn đề về tâm thần hay thể chất do thuốc lá gây ra và đang làm nặng thêm.


Hầu hết người cai thuốc lá bị thất bại do hội chứng cai thuốc, thể hiện bằng một trong các triệu chứng kích thích, bứt rứt, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Các triệu chứng trên sẽ giảm khi hút thuốc trở lại nhưng họ sẽ hút thuốc lá nhiều hơn, lâu hơn so với dự kiến ban đầu và có những mong muốn kéo dài hoặc những lần cố gắng không thành công trong việc giảm hay kiểm soát hút thuốc lá.


Việc điều trị nhận thức chuyển đổi hành vi nhằm can thiệp vào các thành phần cấu thành nên hành vi hút thuốc lá để giúp người nghiện nhận biết và tìm cách chuyển đổi hành vi có hại cho sức khỏe là hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe. Cách này đỡ tốn kém và không có tác dụng phụ.



Những mức độ nghiện thuốc lá

Người ta đã phân ra ba loại người hút thuốc lá. Có người hút thuốc lá "không hít sâu", lượng nicotin vào cơ thể rất thấp và như vậy họ là những người lệ thuộc thuốc lá thuần túy về mặt hành vi. Còn người hút thuốc lá "tìm đỉnh cao nicotin" thì hít thật sâu một hoặc hai điếu thuốc lá mỗi giờ để nồng độ nicotin tăng vọt đạt đỉnh rồi giảm dần. Nặng nhất là người hút thuốc lá "tìm nồng độ nicotin duy trì ổn định" vì họ hút thuốc lá thật đều đặn mỗi 30 phút đề duy trì nồng độ nicotin trong máu trên mức gây thèm thuốc.



Thạc sĩ - bác sĩ Lê Khắc Bảo (Đại học Y Dược TPHCM)
Nguồn tin: Người lao động

Bản gốc: Sức khỏe số - Hỗ trợ cai thuốc lá

No comments:

Post a Comment