Friday 4 March 2011

Con ban co nguy co bi hen suyen khong?

Số lượt xem: 196
Gửi lúc 10:34' 29/10/2009

Con bạn có nguy cơ bị hen suyễn không?

Càng ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc bệnh hen suyễn. Từ năm 1980 đến 1996 số lượng trẻ em bị mắc bệnh này đã tăng thêm 4.3%.

Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân của hiện tượng này là vì môi trường sống xung quanh các bé càng ngày càng bị ô nhiễm và gây những tác động không tốt lên hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ

Liệu con bạn có nguy cơ bị hen suyễn không? Nếu bố mẹ từng bị bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của trẻ cũng cao hơn từ 20% đến 25% so với những trẻ khác. Những trẻ sớm bị dị ứng thức ăn hay mắc chứng bội nhiễm cũng thuộc top nguy cơ cao của hen suyễn. Ngoài ra, việc tiếp xúc (nói chuyện, chơi đùa) với những người bạn bị hen suyễn cũng là một nguồn lây bệnh cho bé yêu của bạn.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những con đường lây nhiễm hen suyễn khác, trong đó có giả thuyết cho rằng trẻ em thừa cân thì dễ bị hen suyễn hơn những trẻ có cân nặng bình thường theo tỷ lệ: cứ nặng hơn mức trung bình 3.5 kg thì có thêm 20% nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy chưa có kết luận cuối cùng về điều này nhưng rõ ràng là có  mối quan hệ nào đó giữa cân nặng và nguy cơ hen suyễn ở trẻ em.


Những trẻ sớm bị dị ứng thức ăn hay mắc chứng bội nhiễm cũng thuộc top nguy cơ cao của hen suyễn

Triệu chứng thường thấy của bệnh hen suyễn

Tuy vậy, không phải cứ bị ho là bạn ngay lập tức nghĩ ngay rằng con mình bị hen suyễn. Những triệu chứng của bệnh này chỉ có thể chẩn đoán chính xác ít nhất là khi trẻ được 5 tuổi và được kiểm tra cẩn thận về đường hô hấp (cả cách hít vào và thở ra) bằng thiết bị chẩn đoán hơi thở chuyên dụng. Hầu hết các bé ở độ tuổi bắt đầu đi học thường có hơi thở nặng nhọc, khò khè khi bị hen suyễn.

Các bác sỹ cho rằng có sự liên quan giữa chứng hen suyễn và vi rút hỗn bào gây các chứng bệnh về đường hô hấp (vi rút RSV), một trong những loại vi rút thường gây cảm cúm và khó thở ở các bé những năm đầu đời. Thông thường, các bé 2 tuổi dễ bị vi rút RSV tấn công nhiều nhất gây ra hơi thở nặng nề, khó khăn cho bé.

Những bé bị sinh non, viêm phổi mãn tính từ nhỏ, bị bại liệt phần nào đó của não, bị teo cơ cũng là những "nạn nhân ưa thích" của vi rút RSV.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lối sống khỏe mạnh có thể giúp loại trừ virus RSV. Vì thế, hãy giúp con bạn tập thói quen rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, ra ngoài chơi, trước bữa ăn và tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm.


Cứ nặng hơn mức trung bình 3.5 kg thì có thêm 20% nguy cơ nhiễm bệnh hen suyễn?

Giúp bé phòng tránh bệnh hen suyễn

Bạn có thể giúp bé yêu của mình giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày của mình. Chẳng hạn, nếu bạn nhận thấy con mình có biểu hiện dị ứng với loại thức ăn hay loài vật nào đó thì hãy dừng việc cho bé ăn cũng như tiếp xúc với những nguồn bệnh tiềm tàng ấy.

Khói thuốc lá rất có hại cho lá phổi non nớt của bé, vì vậy nếu trong nhà có người hút thuốc, bạn nên khuyên họ đi ra ngoài hút (nếu bỏ được thì càng tốt). Bạn cũng cần tránh đưa bé đến những nơi có thể có người hút thuốc lá. Khi đi ra ngoài, tốt nhất hãy tạo thói quen đeo khẩu trang cho bé.

Nhiều người mẹ rất cẩn thận khi chăm sóc con, chỉ cần bé có một vài dấu hiệu cảm cúm, khó thở là đưa bé đến khám bác sỹ ngay lập tức. Điều này cũng hoàn toàn được khuyến khích bởi các bác sỹ nhi khoa sẽ giúp bạn "bắt bệnh" chính xác cho bé; và nếu bé có nguy cơ bị hen suyễn thì chữa trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.


Triệu chứng của hen suyễn không chỉ nằm ở sự thay đổi về hơi thở.

Những trường hợp khẩn cấp

Triệu chứng của hen suyễn không chỉ nằm ở sự thay đổi về hơi thở. Bạn hãy đưa con bạn đến khám bác sĩ ngay lập tức khi bé có các triệu chứng sau đây:

• Khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện

• Hơi thở trở nên gấp gáp hơn bình thường

• Nổi nóng bất thường khi bị trêu chọc nhẹ nhàng

• Cổ và sườn nhấp nhô, thổn thức khi thở

• Xung quanh miệng có màu xanh nhợt nhạt hay xám đen.


Linh Nhi
Theo Parents

Bản gốc: Sức khỏe số - Con bạn có nguy cơ bị hen suyễn không?

No comments:

Post a Comment