Wednesday 2 March 2011

Beo phi o tre em, dung xem thuong

Số lượt xem: 202
Gửi lúc 10:28' 03/11/2009

Béo phì ở trẻ em, đừng xem thường

Bệnh béo phì là một chứng  bệnh có nguy cơ dẫn đến  các biến chứng của các  khớp xương, bởi các khớp xương của trẻ con còn yếu, không đủ lực chịu trọng lượng quá nặng của cơ thể. Điển hình như đôi chân có thể bị biến dạng, cong vòng. Hệ tim mạch cũng dễ gặp nguy hiểm vì các lipide có trong máu, gia tăng cholesterol xấu và các triglycéride.

Bệnh béo phì là một chứng  bệnh có nguy cơ dẫn đến  các biến chứng của các  khớp xương, bởi các khớp xương của trẻ con còn yếu, không đủ lực chịu trọng lượng quá nặng của cơ thể. Điển hình như đôi chân có thể bị biến dạng, cong vòng. Hệ tim mạch cũng dễ gặp nguy hiểm vì các lipide có trong máu, gia tăng cholesterol xấu và các triglycéride.


Một hậu quả khác là chứng tăng huyết áp động mạch vành, vốn ở người lớn có thể gây ra các chứng nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Bệnh hen suyễn cũng có thể phát sinh. Ngoài ra cũng phải đề cập đến các rối loạn tâm lý dẫn đến chứng béo phì: Các trẻ em cảm thấy tự ti, cô lập và càng chìm sâu vào chứng trầm cảm. Cứ 3 thiếu niên thì có 2 em trở nên béo phì ở tuổi trưởng thành, nhưng nếu trẻ em càng sớm mắc bệnh này mà được điều trị sớm, chúng càng có ít nguy cơ tồn tại chứng bệnh sau tuổi thiếu niên.

Làm sao phòng tránh trẻ em trở nên béo phì?

Do hiện tại chưa có liệu pháp y khoa chữa trị đặc biệt bệnh béo phì ở trẻ em, nên việc phòng ngừa là biện pháp quan trọng chủ yếu. Một số quy tắc mà tất cả các trẻ em cần phải tuân thủ, bao gồm: 1- Tránh tất cả các tình huống tạo nên tình trạng thụ động. Ở Mỹ, việc phòng chống béo phì là một ưu tiên mang tầm vóc quốc gia trong những chiến dịch phòng chống nếp sống thụ động. 2- Hạn chế ngồi trước các màn hình máy tính, truyền hình… 3- Tập những thói quen ăn uống tốt với các thực đơn đa dạng, ưu tiên rau quả và hạn chế chất béo, chất ngọt. Dùng các bữa ăn đúng giờ giấc.

Ở những trẻ em đã béo phì, đâu là phương pháp trị liệu?

Thông thường nhất bệnh béo phì là hậu quả của tình trạng bất ổn về tâm lý sâu đậm dẫn đến những rối loạn ăn uống và tình trạng thụ động. Trong trường hợp này cần đến chuyên gia trị liệu tâm lý giúp đứa trẻ ý thức nguyên do nào đã thúc đẩy nó ăn quá nhiều, quá thường xuyên và một cách không cân đối. Để đạt hiệu quả tối ưu, cần có thêm một bác sĩ đa khoa và một chuyên gia dinh dưỡng học hỗ trợ điều trị bệnh béo phì ở đứa trẻ.

Những đứa trẻ thường được "nuôi ăn quá đáng", bởi cha mẹ chúng có vẻ "sợ thiếu ăn". Trong những gia đình này, người ta cho đứa trẻ 5 tuổi chẳng hạn một khẩu phần ăn ngang bằng với người cha của nó, trong khi chỉ cần 1/2 khẩu phần này là đủ đáp ứng các nhu cầu năng lượng của trẻ. Trong trường hợp này, chính các bậc cha mẹ cần được hướng dẫn bởi một chuyên gia dinh dưỡng để biết cách nuôi dưỡng con cái một cách hợp lý. Phần khác cha mẹ cũng phải biết đề ra các hoạt động thể lý phù hợp với sở thích và khả năng của con cái.

Nguyên nhân là do di truyền, phải điều trị ra sao?

Chưa có một liệu pháp y khoa nào giúp điều trị chứng béo phì do di truyền ở trẻ em. Trong trường hợp này hiện tại người ta tạm hài lòng áp dụng các quy tắc dinh dưỡng và hoạt động thể lý tương tự như đã được khuyên áp dụng điều trị ở các trẻ em béo phì khác.

(Theo Paris Match)


Bản gốc: Sức khỏe số - Béo phì ở trẻ em, đừng xem thường

No comments:

Post a Comment