Monday 21 February 2011

Nguy co mac cum A/H1N1 o tre em

Số lượt xem: 304
Gửi lúc 20:23' 22/01/2010

Nguy cơ mắc cúm A/H1N1 ở trẻ em

Do đặc điểm miễn dịch của cơ thể còn yếu nên trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virut hơn so với người trưởng thành. Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 diễn biến phức tạp như hiện nay thì trẻ em cũng là đối tượng dễ bị tấn công nhất, các trường học đang là môi trường lý tưởng cho virut này lây lan mạnh mẽ.
Do đặc điểm miễn dịch của cơ thể còn yếu nên trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virut hơn so với người trưởng thành. Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 diễn biến phức tạp như hiện nay thì trẻ em cũng là đối tượng dễ bị tấn công nhất, các trường học đang là môi trường lý tưởng cho virut này lây lan mạnh mẽ.

Trẻ em là mục tiêu tấn công dễ dàng của bệnh cúm

Nếu chưa có miễn dịch thì ai cũng có thể mắc bệnh cúm nói chung trong đó có cúm A/H1N1. Trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nếu không được chăm sóc và điều trị tốt. Các dấu hiệu của cúm A/H1N1 cũng tương tự như các bệnh cúm mùa nói chung, đó là: bệnh nhân đều sốt cao đột ngột trên 38oC, có nhức đầu, đau mỏi toàn thân và triệu chứng đường hô hấp nổi bật như ho, chảy nước mũi, viêm và đau họng. Có thể xuất hiện khó thở nếu có tổn thương ở phổi nhiều, một số trường hợp có thể xuất hiện cảm thấy buồn nôn, bị nôn tiêu chảy nhưng đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.

Không chỉ có cúm A/H1N1 hiện nay mà trẻ em còn dễ bị tấn công bởi các loại cúm mùa khác. Rất nhiều trẻ sau một thời gian nghỉ hè hoặc mới bắt đầu làm quen với môi trường lớp học đã bị nhiễm các loại virut gây bệnh. Với những trẻ dưới 10 tuổi, trung bình mỗi năm trẻ có thể bị sốt do vi khuẩn, virut nói chung khoảng 5-6 lần, còn trong năm đầu đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được làm quen dần với môi trường này.

Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, rơi đúng vào thời điểm năm học của trẻ. Tuy nhiên đại đa số bệnh cúm nói chung đều diễn ra lành tính nên ít khi ảnh hưởng đến thời gian học tập của trẻ.

Thận trọng với những biến chứng do cúm A/H1N1 ở trẻ

Mặc dù các bệnh cúm nói chung đều tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày song cũng có những trường hợp gây ra những biến chứng nặng, đặc biệt là ở trẻ em. Nguy cơ thường thấy nhất của bệnh cúm là sự bội nhiễm các loại vi khuẩn, virut khác trong thời gian mắc cúm nếu không được chăm sóc tốt. Do đó trẻ có thể bị viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn. Gần đây Trung tâm Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (CDC) đã ra thông báo về 4 trường hợp trẻ bị xuất huyết não do bị cúm A/H1N1, các trường hợp này đã được điều trị khỏi.

Phòng bệnh và chăm sóc

Đặc điểm của virut cúm nói chung và virut cúm A/H1N1 nói riêng là lây theo đường hô hấp. Do vậy trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh, các bậc cha mẹ và thầy cô giáo (kể cả học sinh) cần chủ động thực hiện theo khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế. Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh cúm hoặc chỉ cần có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi... cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, chăm sóc trẻ dinh dưỡng tốt, tránh cho trẻ bị biến chứng nặng và lây lan sang các trẻ khác. Ngoài trường học, nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người. Trong các trường hợp trẻ có sẵn các bệnh mạn tính như hen, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng càng cần được chú ý chăm sóc nhiều hơn, vì đây là những đối tượng dễ bị mắc cúm và dẫn đến những biến chứng khó lường.

Để phòng bệnh, không chỉ cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có nguy cơ mà điều quan trọng nữa là vệ sinh bàn tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi trở về từ các khu vực công  cộng. Nên cho trẻ thường xuyên dùng nước súc miệng có tính sát khuẩn. Nếu những dấu hiệu bệnh của trẻ tiến triển nặng cần phải cho trẻ đến các cơ sở điều trị kịp thời.

Điều trị: Đa số các ca cúm không cần dùng thuốc mà chỉ chăm sóc bồi bổ cơ thể nâng cao sức đề kháng để chống bội nhiễm. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao (chỉ dùng khi trẻ sốt trên 39oC) có thể dùng thuốc hạ sốt, (paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/lần). Trong trường hợp trẻ xác định nhiễm cúm A/H1N1 thì thuốc kháng virut tamiflu sẽ được sử dụng theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

Lưu ý:

+ Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir.

+ Trường hợp đáp ứng chậm với thuốc kháng virut: thời gian điều trị có thể kéo dài đến khi xét nghiệm hết virut.

- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Bản gốc: Sức khỏe số - Nguy cơ mắc cúm A/H1N1 ở trẻ em

No comments:

Post a Comment