Monday 28 February 2011

Mat kha nang ngon ngu vi nghien game

Số lượt xem: 364
Gửi lúc 09:21' 07/11/2009

Mất khả năng ngôn ngữ vì nghiện game

Để tạo điều kiện tốt hơn cho con cái học hành, nhiều gia đình mua máy tính, nối mạng internet trong phòng riêng cho con, để tự chúng khám phá. Tuy vậy, nhiều em đã bị nghiện game, nghiện net, dẫn đến những bất thường trong tâm lý.
Để tạo điều kiện tốt hơn cho con cái học hành, nhiều gia đình mua máy tính, nối mạng internet trong phòng riêng cho con, để tự chúng khám phá. Tuy vậy, nhiều em đã bị nghiện game, nghiện net, dẫn đến những bất thường trong tâm lý.

Nghiện thế giới ảo, lạc lõng trong thế giới thực

Bà Trần Thị Kim Liên - Phó giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Nam khẳng định, hiện nay, tình trạng học sinh nghiện game, nghiện net khá phổ biến. Mới đầu chỉ là chơi để giải trí, sau thành quen. Quen rồi đến nghiện và dần dần đánh mất đi bản ngã và không thể kiểm soát được chính bản thân mình.




Theo bà Liên, việc ngồi lỳ trên máy tính quá nhiều để chơi game, lướt mạng, chat... gây ra nhiều hệ lụy. Đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe: hại mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mệt mỏi. Thậm chí ở cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam, đã có không ít trường hợp bị đột quỵ, bị chết do chơi game quá nhiều.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, việc chơi game quá nhiều còn gây ra sự thay đổi bất thường trong tâm lý: Nói dối cha mẹ, thầy cô, bỏ học để chơi. Thậm chí, việc chơi game nhiều còn khiến cho trẻ mất dần khả năng tư duy về ngôn ngữ đời thường. Nhiều game thủ chỉ quen sử dụng ngôn từ "nóng" trên mạng. Ngoài ra, việc sa đà trong thế giới ảo còn khiến không ít em giảm khả giao tiếp trong cuộc sống thực...

TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học ) cho rằng, về mặt tích cực game online là trò chơi giải trí khá lành mạnh. Khi tham gia trò chơi, các bạn trẻ được thỏa mình trong đó, được hóa thân với nhân vật trong game dẫn đến sự thoải mái về mặt tinh thần.

Tuy nhiên, việc người chơi quá sa đà vào một không gian ảo, một xã hội ảo (mà chỉ có ở đó người ta mới thực hiện được những việc mà trong cuộc sống thật khó có thể thực hiện được) đã khiến cho không ít thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và cả công nhân viên chức cũng muốn dấn thân vào xã hội ảo đó.

Chơi game, lướt net: Chỉ 1 - 2 tiếng/ngày

Theo bà Trần Thị Kim Liên, cha mẹ không nên cấm tuyệt đối con cái chơi game hay lướt mạng. Chơi game ở mức vừa phải (từ 1 - 2 tiếng/ngày) có thể kích thích sự phát triển của trí tuệ. Lướt web cũng là cách để các em tiếp cận thông tin và trau dồi tri thức. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng internet của trẻ, như sử dụng intenet trong bao lâu, vào mạng làm việc gì?...
 
Đặc biệt, vào các dịp nghỉ (khoảng thời gian rảnh rỗi khá nhiều), các gia đình nên cho con cái tham gia các hoạt động theo nhóm, tham gia các lớp học có tính giáo dục cao như tham gia nhóm học bơi, nhóm học võ, tham gia nhà thiếu nhi... Đặc biệt lưu ý không nên áp đặt các hoạt động giải trí của con cái theo sở thích của bố mẹ. Hãy để các em tham gia vào những chương trình mà các em yêu thích.
 
Cùng quan điểm, bà Lê Thị Túy, Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ - Hạnh phúc và Kỹ năng sống cho rằng, không nên để con cá i ngồi một mình với máy tính, game. Cha mẹ phải học cách quản lý con bằng cách không phó mặc cho nhà trường, ông bà, người thân mà phải có trách nhiệm quan tâm, phân tích điểm mạnh, yếu của con mình để có kế hoạch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý.
Phải lên được một chương trình về các mặt sức khỏe, học hành... cho con thực hiện, sau đó mới tính đến việc kiểm soát. Có gia đình gửi con sang nhà họ hàng, mỗi nhà một đứa và không quan tâm xem chúng sống như thế nào, mong muốn điều gì, ai có thể hiểu và lắng nghe chúng. Đó là một cách "giết chết tinh thần" con mình.

Thời gian rảnh có thể cho học sinh nữ học thêm nữ công gia chánh nấu ăn, cắm hoa, kỹ năng giao tiếp... Với học sinh nam thì có thể cho tham gia vào các lớp học, các câu lạc bộ thể d� ��c thể thao.

Bản gốc: Sức khỏe số - Mất khả năng ngôn ngữ vì nghiện game

No comments:

Post a Comment