Monday 21 February 2011

Chua dai dam o tre bang xoa bop

Số lượt xem: 153
Gửi lúc 20:31' 22/01/2010

Chữa đái dầm ở trẻ bằng xoa bóp

Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể ban đêm hoặc ngày), là hiện tượng gặp khá phổ biến ở trẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 10-20%, đến 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3-4 %, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Đái dầm gây nhiều phiền phức cho trẻ và người thân.
Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể ban đêm hoặc ngày), là hiện tượng gặp khá phổ biến ở trẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 10-20%, đến 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3-4 %, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Đái dầm gây nhiều phiền phức cho trẻ và người thân.

Theo Đông y, nguyên nhân của đái dầm là do thận hư bẩm sinh hoặc tỳ vị hư hàn gây nên. Cha mẹ trẻ hoặc người thân có thể xoa bóp, day bấm huyệt để chữa bệnh cho con em mình:

- Để trẻ nằm ngửa, người chữa dùng bàn tay đè huyệt thần khuyết day vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ 30 lần; một tay nhấc da phần trên rốn, tay kia nhấc da vùng dưới rốn, cùng lúc kéo da bụng lên, bảo trẻ ho rồi buông ngay tay ra, để đạt mức máu lưu thông. Làm 5 lần thủ thuật này. Tiếp theo, người chữa dùng ngón tay cái bấm huyệt trung cực rồi đẩy lên 30 - 50 lần. Sau đó hai ngón tay cái cùng bấm, đẩy lên phía trên huyệt âm lăng tuyền trái, phải 30 - 50 lần; hai ngón tay cái cùng bấm, đẩy lên phía trên huyệt tam âm giao trái, phải 30 - 50 lần.

- Để trẻ nằm sấp, hai ngón tay cái cùng bấm, sau đó đẩy lên, người chữa dùng bàn tay day huyệt mệnh môn 30 - 50 lần; hai ngón tay cái cùng bấm day huyệt thận du trái, phải 30 lần; hai ngón tay cái day tỳ vị du 20 - 30 lần. Sau đó cho trẻ ngồi dậy, day vê huyệt bách hội (ngược chiều kim đồng hồ, day nhẹ) 50 - 100 lần.

Vị trí huyệt:

Trung cực: Huyệt nằm dưới rốn 4 tấc theo đường thẳng đứng.

Âm lăng tuyền: Ở bờ trong mắt cá trong xương chày, chỗ lõm giữa xương chày với cơ bắp chân.

Tam âm giao: Từ mắt cá trong thẳng lên 3 tấc, huyệt nằm ở bờ sau xương chày.

Mệnh môn: Huyệt nằm ở dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 tại đường giữa.

Thận du: Huyệt nằm ở dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 sang ngang 1,5 tấc.

Tỳ du: Dưới mỏm gai đốt sống ngực 11 sang ngang 1,5 tấc.

Vị du: Dưới mỏm gai đốt sống ngực 12 sang ngang 1,5 tấc.

Bách hội: Huyệt nằm ở giao điểm của đường nối hai đỉnh của vành tai và đường dọc qua giữa đỉnh đầu.

Thần khuyết: Ở giữa rốn.

Trẻ bị đái dầm thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và ngược lại nếu trẻ có những rối loạn về tâm lý cũng có thể gây đái dầm. Trẻ thường cảm thấy xấu hổ với bạn bè, căng thẳng, hay cáu gắt nên để chữa trị, ngoài xoa bóp day ấn huyệt, cha mẹ và người thân cần  chăm sóc, động viên trẻ, không nên mắng mỏ hay trừng phạt khi trẻ đái dầm. Nên đánh thức trẻ dậy tự đi tiểu vào một  giờ nhất định và nếu đêm nào trẻ không đái dầm thì nên khen ngợi. Tạo thói quen cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống, không nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước quả hoặc sữa trước khi ngủ, ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ.

Bản gốc: Sức khỏe số - Chữa đái dầm ở trẻ bằng xoa bóp

No comments:

Post a Comment